fbpx

Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp có đơn giản như bạn nghĩ?

Như các bạn đã biết, outsourcing là một xu thế chung hiện nay của toàn bộ nền kinh tế. Một sản phẩm đến tay người tiêu dùng có thể được cấu thành từ các linh kiện, bộ phận của rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể có được những nhà cung cấp phù hợp nhất? Câu trả lời nằm ở quy trình đánh giá, chọn lựa nhà cung cấp.

Do what you do best and outsource the rest!” – Peter Drucker.

Việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp là một trong những nghiệp vụ chính của quản trị mua hàng. Có rất nhiều phương pháp đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, nhưng việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp vẫn phải đảm bảo 2 mục tiêu chính: chọn ra những nhà cung cấp có độ tin cậy cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Trong thực tế, 2 tiêu chí này có xu hướng tỉ lệ nghịch với nhau, nhà cung cấp có độ tin cậy cao, chất lượng sản phẩm tốt thì chi phí doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp đó không hề thấp. Do đó, rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thỏa mãn hoàn toàn cả 2 tiêu chí trên nên các doanh nghiệp thường lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình theo một tỉ lệ đánh đổi hợp lý giữa độ tin cậy của nhà cung cấp và chi phí mua hàng.

Premium Vector | Outsourcing digital design

Việc đánh giá một nhà cung cấp thường có rất nhiều tiêu chí, tuy nhiên, có 3 tiêu chí chính quan trọng nhất đó là:

  • Chi phí/ giá:

Phí dịch vụ/ giá cả của nguyên vật liệu luôn là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi cân nhắc chọn lựa nhà cung ứng. Với ngân sách cho việc mua hàng là 3 tỷ đồng thì việc tiết kiệm được 5% chi phí mua hàng cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tiết kiệm được cho công ty của mình 150 triệu!

  • Chất lượng:

Việc lựa chọn những nhà cung cấp có chào giá tốt mà không cân nhắc yếu tố chất lượng sản phẩm không những khiến khách hàng bị thiệt hại mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải chọn nhà cung cấp có chất lượng sản phẩm cao nhất, mà phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Ví dụ, sản phẩm của công ty nhắm vào phân khúc thị trường tầm trung, thì việc lựa chọn linh kiện có chất lượng cao có thể khiến cho công ty không thể tối đa hóa lợi nhuận.

  • Giao hàng:

Tiêu chí này tập trung vào các yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng chất lượng và số lượng. Việc đảm bảo độ tin cậy giao hàng giúp cho công ty có thể tiến hành hoạt động sản xuất như đúng kế hoạch.

Tóm lại, việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng còn tùy thuộc vào chiến lược sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Trong bài viết này chỉ đưa ra những nội dung cơ bản của việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, trong thực tế để chọn lựa ra những nhà cung cấp phù hợp cần phải dựa trên rất nhiều tiêu chí khác và theo một quy trình chặt chẽ.

(Nguồn: VILAS)

Quy trình Order – Mua hộ trên Nhanlogistics.com

Chào Khách hàng, Hiện nay nhu cầu săn hàng nước ngoài, hàng ngoại đến từ các trang thương mại điện Đọc thêm

Lệnh cấm vận từ Mỹ dành cho Huawei: Những ảnh hưởng “không tưởng” đến Chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngày 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ với Huawei, bao gồm việc chuyển giao sản phẩm Đọc thêm

Chuỗi cung ứng tại Việt Nam và những con số biết nói

Từ khi gia nhập WTO, Chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Ngày nay, Đọc thêm

Top 4 công ty Chuyển Phát Nhanh Quốc Tế uy tín

Nếu bạn là một cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, vận chuyển hàng hóa Đọc thêm

Amazon Prime Day 2019 – Có gì đặc biệt?

Prime day là lễ hội mua sắm lớn nhất năm của Amazon​ Prime Day 2019 có rất nhiều điều đáng mong Đọc thêm

7 ý tưởng tối ưu chi phí từ các Chuỗi cung ứng toàn cầu

Hầu hết các công ty bắt đầu với ý định tốt nhất để có thể quản lý chi phí Chuỗi Đọc thêm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận